Khác biệt với vô vàn mô hình cà phê phổ biến trên thị trường, quán cà phê sân vườn vẫn luôn chiếm được tình cảm của đông đảo khách hàng cũng như thu hút các nhà đầu tư lựa chọn bởi những mảng xanh mát trong không gian cà phê thư giãn. Vậy làm thế nào để mở quán cafe sân vườn nhỏ? Và liệu có bí quyết nào giúp mô hình này kinh doanh thành công trên thị trường khốc liệt? Mời bạn đọc cùng Milano Coffee tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Vì sao nên mở quán cafe sân vườn nhỏ?
Mở quán cafe sân vườn nhỏ không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại nhiều lợi ích về quản lý, trải nghiệm khách hàng và tiềm năng phát triển trong tương lai với những ưu điểm như:
– Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nếu chủ kinh doanh không có nhiều vốn đầu tư so với mở mô hình quán cafe sân vườn diện tích lớn.
– Dễ dàng kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
– Không gian gần gũi và gắn kết với khách hàng nhờ vào diện tích nhỏ ấm cúng.
– Dễ dàng thích ứng và đổi mới với những tác động, thay đổi từ thị trường.
– Mô hình quán cafe nhỏ có chi phí vận hành tiết kiệm hơn và tính cạnh tranh cao từ đó giúp chủ quán tập trung vào chất lượng dịch vụ và sự độc đáo, tạo lợi thế với các quán lớn.
– Nếu mở quán cafe sân vườn nhỏ thành công, chủ kinh doanh có thể tích lũy kinh nghiệm và học hỏi trước khi mở rộng quy mô kinh doanh.
Phù hợp với nhu cầu thị hiếu người Việt
Nhiều năm gần đây kinh tế phát triển, chúng ta ngày càng có thể cảm nhận rõ được tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Môi trường dần thiếu đi những mảng xanh, thay vào đó là những dãy nhà chọc trời do quá trình đô thị hóa. Do đó, những mô hình quán cà phê sân vườn nằm “ẩn” mình trong những con phố thu hút sự lựa chọn của đa dạng tệp khách hàng với nhiều lý do sau:
Nhu cầu yêu thích không gian xanh và tự nhiên: Với những tác động tiêu cực đến môi trường, người Việt ngày càng yêu thích được gần gũi, hòa mình với thiên nhiên và các không gian mở, thoáng đãng, nhiều cây xanh. Bên cạnh đó, mô hình quán cà phê sân vườn có không gian nhiều mảng xanh, không khí trong lành giúp giảm căng thẳng, mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu sau những giờ làm việc mệt mỏi, bận rộn, tất bật của cuộc sống.
Văn hóa cà phê “Đi cà phê” từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và nếp sống của người Việt. Đó không chỉ là nơi lý tưởng để gặp gỡ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp mà còn tạo cơ hội cho các cuộc trò chuyện và giao lưu.
Yêu thích không gian thoải mái và yên tĩnh: Mô hình cà phê này thường mang đến không gian rộng rãi, yên tĩnh, riêng tư, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Thích hợp cho nhiều hoạt động khác nhau như làm việc, học tập, đọc sách. Đây cũng là địa điểm lý tưởng và phù hợp để tổ chức các sự kiện nhỏ như sinh nhật, họp nhóm, Workshop.
Phong cách thiết kế đẹp mắt và sáng tạo: Mô hình quán cà phê sân vườn thường được trang trí bằng các vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường như gỗ, tre, đá, kết hợp với cây cỏ, hoa lá, tạo nên một không gian đẹp mắt và gần gũi. Đó cũng là địa điểm lý tưởng cho những người yêu thích chụp ảnh, check-in, thu hút nhiều khách hàng trẻ tuổi.
Xu hướng phát triển bền vững trong tương lai: Nhu cầu tìm đến những nơi có không khí trong lành, thoát khỏi khói bụi thành phố khiến ngày càng nhiều người quan tâm và ủng hộ các quán cà phê có thiết kế xanh, thân thiện với môi trường.
Tiết kiệm chi phí
Chi phí mở quán cafe sân vườn nhỏ còn tùy thuộc vào các yếu tố như diện tích thuê mặt bằng, thiết kế, xây dựng quán,… Tuy nhiên, mặt bằng lớn chưa chắc đã tốt, nếu chủ kinh doanh muốn tiết kiệm chi phí đầu tư mở quán cà phê sân vườn nhỏ bên cạnh các yếu tố như không gian trang trí, thức uống, dịch vụ cũng tác động không nhỏ đến sự thành công của quán.
Mở quán cà phê sân vườn nhỏ có thể tiết kiệm chi phí vì một số lý do sau:
– Diện tích nhỏ: Điều này giúp chi phí thuê mặt bằng, trang trí, xây dựng và bảo trì cũng sẽ tiết kiệm hơn.
– Giảm chi phí nhân sự: Mở cà phê sân vườn nhỏ không cần nhiều nhân viên nhờ đó giảm thiểu chi phí lương, đào tạo và các phúc lợi khác cho nhân viên.
– Chi phí vận hành, nguyên liệu và trang thiết bị thấp hơn.
Tóm lại, mở quán cafe sân vườn nhỏ tiết kiệm chi phí nhờ vào việc tối ưu hóa diện tích mặt bằng, giảm chi phí nhân sự, sử dụng nguyên liệu và trang thiết bị hợp lý, quản lý hiệu quả các chi phí vận hành. Việc này giúp chủ quán hoạt động kinh doanh bền vững và tối ưu lợi nhuận tránh lãng phí.
Đa dạng ý tưởng
Dưới đây là các mẫu quán cà phê sân vườn đơn giản phổ biến trên thị trường mà nhà đầu tư có thể tham khảo như:
Quán cà phê sân vườn nhỏ truyền thống Việt Nam:
Đặc điểm nổi bật nhất của việc mở quán cà phê sân vườn nhỏ chính là sử dụng nhiều loại cây xanh, cây ăn quả hoặc cây cảnh phổ biến ở Việt Nam.
Trang trí đa dạng bằng các vật dụng từ tre, nứa, gỗ cho đến đồ thủ công mỹ nghệ,…
Không gian yên tĩnh, gần gũi và giản dị với các lối đi được trải gạch, ao cá, hòn non bộ, cầu tre hoặc tiểu cảnh.
Quán cà phê sân vườn nhỏ phong cách nhiệt đới:
Mô hình này có thể sử dụng các loại cây ở xứ sở nhiệt đới như: cọ, chuối, dừa, dương sỉ,… Tùy vào khí hậu vùng miền mà chủ đầu tư cân nhắc lựa chọn giống cây phù hợp.
Trang trí bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre và nứa.
Không gian mở, thoáng đãng với nhiều khu vực ngồi ngoài trời và sử dụng mái che di động (nếu cần).
Quán cà phê sân vườn nhỏ phong cách hiện đại:
Mô hình này sử dụng các loại cây cảnh và Bonsai.
Trang trí bằng các vật liệu như kim loại, kính và đá.
Không gian rộng rãi, thiết kế tinh tế và tối giản, thường có các khu vực ghế ngồi thoải mái tạo cho khách hàng trải nghiệm tại không gian quán, thưởng thức những ly cà phê đậm đà, ngắm nhìn những cây cảnh dáng đẹp, lá xanh và trò chuyện cùng những người thân yêu.
Quán cà phê sân vườn nhỏ phong cách cổ điển châu Âu:
Mô hình sử dụng các loại cây và hoa phong cách châu Âu, kết hợp nội thất, các gam màu như: nâu, xanh, xám, kem nhẹ nhàng và lãng mạn. Tất cả gợi đến cho thực khách cảm giác như một châu Âu thu nhỏ đang hiện diện tại đây.
Quán có thể trang trí thêm bằng tượng đá, đài phun nước và đồ nội thất cổ điển.
Không gian sang trọng, lãng mạn với các lối đi lát đá và vòm cây xanh.
Quán cà phê sân vườn nhỏ phong cách Nhật Bản:
Sử dụng các loại cây bonsai, tre và hoa mang phong cách đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.
Trang trí bằng các yếu tố truyền thống Nhật Bản như đèn lồng, cầu gỗ và hồ cá koi,…
Không gian yên tĩnh, thanh bình với các khu vườn và lối đi lát đá.
Quán cà phê sân vườn nhỏ phong cách Bohemian:
Bohemian (Boho) là lối thiết kế với sự kết hợp nhiều màu sắc tươi sáng, họa tiết nguyên thủy, đề cao sự tự do sáng tạo. Đây là một trong những mô hình cà phê sân vườn ít phổ biến tại Việt Nam.
Sử dụng các loại cây cỏ, hoa dại và cây leo.
Trang trí bằng các vật dụng màu sắc rực rỡ, thảm và gối ngồi đa dạng.
Không gian tự do, phóng khoáng với nhiều khu vực ngồi thư giãn khác nhau.
Quán cà phê sân vườn nhỏ kết hợp thư viện hoặc không gian làm việc:
Sử dụng các loại cây xanh tạo cảm giác thư giãn.
Trang trí đặt thêm các chậu cây nhỏ trên các kệ sách, bàn làm việc và các góc ngồi yên tĩnh.
Không gian yên tĩnh, phù hợp cho việc đọc sách, làm việc hoặc học tập.
Với mô hình này, chủ kinh doanh chú ý đầu tư và bố trí nhiều ổ cắm điện, wifi mạnh để không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm làm việc và học tập của khách hàng khi đến quán.
Nhìn chung, mỗi kiểu mô hình quán cà phê sân vườn đều có đặc điểm riêng, các chủ kinh doanh có thể tham khảo và cân nhắc kỹ nhằm tạo ra những trải nghiệm thú vị và độc đáo cho cửa hàng của mình thu hút đến với khách hàng.
Cùng ngắm nhìn một vài mẫu quán cafe sân vườn đơn giản đẹp nhất
Chủ đầu tư có thể tham khảo mở quán cafe sân vườn nhỏ với những mẫu dưới đây:
Mô hình cà phê sân vườn nhỏ trong nhà
Mô hình cafe sân vườn nhỏ rooftop
Mô hình cà phê sân vườn nhỏ kết hợp khu trò chơi
Mô hình cafe sân vườn phong cách làng quê Việt
Mô hình cà phê sân vườn theo phong cách Châu Âu
Mô hình cafe sân vườn cá Koi
Mô hình cà phê sân vườn theo phong cách Vintage
Mô hình cà phê sân vườn kết hợp võng
Hướng dẫn 9 bước mở quán cafe sân vườn nhỏ đơn giản.
Lập kế hoạch kinh doanh
– Xác định mô hình kinh doanh: Quyết định về loại hình quán (quán nhỏ hay lớn, quán kết hợp acoustic, quán theo phong cách riêng,…).
– Lập kế hoạch tài chính: Dự tính chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành hàng tháng và dự đoán doanh thu nhằm chủ động xác định các vấn đề, các điểm yếu hay lỗ hổng trong quy trình vận hành, từ đó có phương án xử lý, khắc phục kịp thời.
– Lập kế hoạch kinh doanh: Chia các giai đoạn kinh doanh, từ đó phân bổ ngân sách cùng các kế hoạch Marketing cho cửa hàng.
Chuẩn bị nguồn vốn
– Quản lý tài chính chặt chẽ: Theo dõi sát sao các khoản thu – chi không chỉ trong quá trình đầu tư ban đầu mà còn để đảm bảo quán hoạt động hiệu quả và bền vững.
– Chuẩn bị nguồn vốn duy trì hoạt động quán ít nhất từ sáu tháng đến một năm vì giai đoạn đầu quán chưa có lượng khách hàng ổn định.
Chọn mặt bằng phù hợp
– Lựa chọn vị trí thích hợp: Theo cuộc khảo sát của ipos, khách hàng sẽ lựa chọn đồ uống với 3 tiêu chí ưu tiên từ hương vị đến giá cả và cuối cùng là không gian. Nếu các chủ kinh doanh đang ấp ủ dự định mở quán cafe sân vườn nhỏ với vốn đầu tư ít ỏi thì không nhất thiết phải “gồng” mình thuê mặt bằng ở mặt phố hay vị trí đắc địa mà nên lựa chọn một vị trí phù hợp với chi phí đầu tư và mô hình kinh doanh hướng đến.
– Kiểm tra pháp lý và điều kiện thuê mặt bằng: Đảm bảo địa điểm được phép kinh doanh cà phê sân vườn và xem xét các điều kiện thuê một cách minh bạch, rõ ràng.
Lên ý tưởng thiết kế
– Lên ý tưởng thiết kế: Quyết định về phong cách trang trí (nhiệt đới, cổ điển, hiện đại,…).
– Chọn vật liệu và trang thiết bị: Sử dụng các vật liệu tự nhiên như: gỗ, tre, đá, cây xanh,… tùy vào mô hình cà phê sân vườn mà chủ quán lựa chọn để tạo nên một không gian gần gũi với thiên nhiên và độc đáo.
– Lên kế hoạch bố trí nội thất và cây xanh: Bố trí bàn ghế, cây cảnh, đèn chiếu sáng sao cho hợp lý và hài hòa. Chủ kinh doanh đừng quên có kế hoạch chăm sóc và bảo trì cửa hàng.
Thiết kế menu đa dạng cho
Menu quán là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình quán cà phê sân vườn nhỏ.
Tùy vào mô hình kinh doanh mà chủ quán có thể lựa chọn các loại thức uống phù hợp.
Cửa hàng nên chia thành nhiều nhóm menu như nhóm thức uống chủ lực, nhóm thức uống theo mùa,… để dễ dàng thay đổi cũng như tạo sự đa dạng lựa chọn cho khách hàng. Thêm vào đó, việc có phục vụ những món ăn kèm như: snack, các loại hạt,… cũng là một trong những cách làm phong phú thực đơn và tăng doanh thu cho quán.
Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ cần thiết:
– Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín: Mua các trang thiết bị cần thiết như máy pha/máy xay cà phê, tủ lạnh, ly, tách và các nguyên liệu, dụng cụ pha chế.
– Đảm bảo chất lượng nguyên liệu: Chọn mua cà phê, trà, sữa, đường và các nguyên phụ liệu khác từ các nguồn uy tín.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên:
– Tuyển dụng nhân viên: Tìm kiếm, tuyển dụng nhân viên pha chế, phục vụ và quản lý.
– Đào tạo nhân viên: Đào tạo về kỹ năng pha chế, phục vụ khách hàng, các quy trình và tác phong làm việc tại quán.
– Chủ mô hình cà phê sân vườn nhỏ nên chú trọng đến công tác quản lý và đào tạo nhân viên, điều này vừa giúp giảm tỷ lệ nhân viên nhảy việc vừa tiết kiệm chi phí đào tạo cho cửa hàng.
Hoàn tất các thủ tục pháp lý
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP nếu cửa hàng cà phê có địa điểm cố định thì phải thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.
Bên cạnh đó, chủ quán phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và các giấy tờ kinh doanh cần thiết khác.
Triển khai các hoạt động Marketing cho quán
Trong văn hóa Á Đông với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, ngày khai trương luôn được xem là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước ngoặt mở đầu trên con đường kinh doanh. Khai trương mô hình cà phê sân vườn nhỏ có thể chuẩn bị những hoạt động truyền thông offline và online, vừa thu hút sự chú ý, vừa có thể quảng cáo cho sản phẩm và quán của mình đến khách hàng.
– Chuẩn bị cho ngày khai trương: Tổ chức sự kiện khai trương với các chương trình ưu đãi, giảm giá, quà tặng,…
– Theo dõi và cải thiện hoạt động kinh doanh: Liên tục theo dõi hoạt động của quán, lắng nghe phản hồi từ khách hàng, từ đó, điều chỉnh để cải thiện dịch vụ và phát triển các hoạt động truyền thông Marketing.
– Linh hoạt và sáng tạo: Quan sát thị trường, các đối thủ từ đó học hỏi cách làm mới, sáng tạo để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách mới.
Tất tần tật chi phí mở quán cafe sân vườn nhỏ
Mở quán cafe sân vườn nhỏ cũng cần phải có nhiều khoản chi phí khác nhau đảm bảo kinh doanh suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây là các khoản chi phí cần xem xét khi mở cà phê sân vườn:
Chi phí mặt bằng:
– Tiền đặt cọc và thuê hàng tháng: Thông thường, người thuê sẽ phải trả tiền đặt cọc (thường là 3 – 6 tháng tiền thuê) và tiền thuê hàng tháng tùy vào yêu cầu của chủ mặt bằng mà người thuê cân nhắc và thỏa thuận thanh toán.
– Chi phí cải tạo, sửa chữa mặt bằng: Bao gồm việc làm sạch, sơn sửa và bố trí không gian theo ý muốn phù hợp với mô hình quán cà phê sân vườn nhỏ lựa chọn.
Chi phí thiết kế:
– Chi phí thiết kế: Chi phí cho kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế nội thất để lên ý tưởng và bản vẽ.
– Chi phí trang trí: Bao gồm việc mua cây cảnh, bàn ghế, đèn chiếu sáng, thảm và các vật dụng trang trí khác.
– Chi phí xây dựng và lắp đặt: Bao gồm việc xây dựng các khu vực phục vụ, lắp đặt hệ thống điện, nước và các tiện ích khác đi kèm.
Chi phí trang thiết bị:
Máy pha cà phê và máy xay cà phê: Chi phí dao động tùy thuộc vào chất lượng và thương hiệu.
– Các thiết bị pha chế khác: Bình lắc, máy xay sinh tố, máy làm đá (nếu có),…
– Dụng cụ và vật dụng phục vụ: Ly, tách, đĩa, muỗng, dĩa, khăn giấy,…
Chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ:
– Nguyên liệu pha chế cà phê: Cà phê hạt, cà phê bột, sữa, đường, kem,…
– Nguyên liệu pha chế đồ uống khác: Trà, sinh tố, các loại syrup, trái cây tươi, bột khô,…
– Nguyên liệu cho đồ ăn nhẹ: Bánh ngọt, bánh mì, snacks, các loại hạt,…
Chi phí cây xanh:
Đối với mô hình cà phê sân vườn nhỏ, chủ quán tận dụng các cây cảnh khối lượng vừa đủ sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng hơn là chọn lựa những cây to lớn cao cấp và đắt tiền.
Chi phí chăm sóc cây cảnh: Nếu chủ quán là người trực tiếp thực hiện sẽ giảm thiểu chi phí phần này.
Chi phí thuê nhân viên:
– Lương nhân viên: Bao gồm lương cho nhân viên pha chế, phục vụ, quản lý và bảo vệ (nếu có).
– Chi phí đào tạo: Đào tạo nhân viên về kỹ năng pha chế, phục vụ khách hàng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các chi phí phát sinh khác như:
– Chi phí marketing và quảng cáo.
– Thiết kế logo, menu, bộ phận diện thương hiệu và các ấn phẩm quảng cáo.
– Quảng cáo trên mạng xã hội (nếu có): Hiện nay với sự phổ biến của mạng xã hội, đây cũng được xem như là một hình thức tiếp cận hiệu quả đến với khách hàng. Chủ quán có thể truyền thông cửa hàng trên các trang như Facebook, Instagram, Tiktok, các hội nhóm tại địa phương trong khu vực,…
– Chi phí khuyến mãi, sự kiện khai trương: Bao gồm các chương trình giảm giá, quà tặng,…
– Dự phòng cho các tình huống khẩn cấp: Sửa chữa đột xuất, mua thêm nguyên liệu,…
Tổng chi phí mở quán cafe sân vườn nhỏ ban đầu có thể dao động từ khoảng 200 – 700 triệu VND hoặc hơn, tuỳ thuộc vào quy mô và phong cách quán cà phê bạn muốn mở hoặc mức độ cải tạo của mặt bằng thô. Việc lập kế hoạch chi tiết và quản lý tài chính chặt chẽ sẽ giúp chủ quán tối ưu hóa chi phí và đảm bảo quán cà phê sân vườn hoạt động hiệu quả.
Với những nội dung trên, hy vọng rằng những ai đang có ý định mở quán cà phê sân vườn nhỏ sẽ có thêm thông tin về mô hình tiềm năng này và gặt hái thành công trên con đường kinh doanh sắp tới.