5 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI KINH DOANH CÀ PHÊ
-
Sai lầm trong lựa chọn mặt bằng
Những lưu ý cần thiết để anh chị lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp:
- Đủ nhận diện: Việc lựa chọn mặt bằng phù hợp giúp cho khách hàng có thể nhìn thấy quán một cách dễ dàng cũng như nhận diện từ xa. Điều này phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đặc trưng, mang bản sắc riêng của quán như: Logo, bảng hiệu, POSM,... nếu càng chú trọng yếu tố sáng tạo và khác biệt thì hiệu quả truyền thông, độ nhận diện thương hiệu càng cao. Đồng thời mặt bằng bên ngoài quán phải đảm bảo độ thông thoáng, không gian được sắp xếp hợp lý dễ nhìn và khoa học nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ điều này chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của thực khách đến với quán.

- Lưu lượng giao thông: Cửa hàng nằm trên tuyến đường giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho thực khách ghé đến và thúc đẩy kinh doanh một cách hiệu quả. Không nên lựa chọn ở vị trí mặt tiền đường một chiều hay lưu lượng giao thông dày đặc, điều này sẽ hạn chế khách mua do lo ngại quay đầu xe hoặc lưu lượng người qua lại quá đông đúc.
- Khả năng tiếp cận (tấp – đậu xe): Anh chị nên xem xét những vị trí có bãi đỗ xe và mặt tiền thông thoáng, điều này không chỉ tạo ấn tượng tốt với khách hàng mà còn giúp quán tiết kiệm những khoản chi phí như thuê bãi để xe, tiền nộp phạt do lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè,...
2. Không xác định được khách hàng mục tiêu
Tại sao chúng ta phải xác định khách hàng mục tiêu trong kinh doanh?- Để chọn vị trí mặt bằng phù hợp.
- Tiết kiệm chi phí Marketing.
- Thúc đẩy doanh thu hiệu quả.

- Khách hàng của quán anh chị hướng đến là ai?
- Họ bao nhiêu tuổi?
- Thói quen của họ là gì?
- Lí do để họ quan tâm và lựa chọn sản phẩm của anh chị?
- Giá bán của sản phẩm quán có phù hợp với túi tiền của họ không?
- Sản phẩm của anh chị có phù hợp với dân cư trong khu vực kinh doanh không?
- …
3. Không hoạch định được tài chính
Khi bắt tay vào công việc kinh doanh, các chủ quán sẽ có nhiều dự tính và bước đi cho tương lai. Việc anh chị hoạch định được tài chính, lên kế hoạch phân bổ, ước tính doanh thu và chi phí chi tiết khi quán đi vào hoạt động, từ đó nắm chắc cũng như điều động được nguồn vốn đang có và sử dụng có mục đích sẽ đem lại sự phát triển lâu dài của cửa hàng. Sau khi quán đi vào hoạt động, sẽ hình thành các khoản định mức thực tế, sau đó anh chị áp dụng các kỹ thuật, điều chỉnh phù hợp để tối ưu chi phí thấp nhất có thể cho quán.Việc định giá bán cho các loại sản phẩm có trong menu là điều hết sức quan trọng và khó khăn. Làm sao để vừa có thể thu được lợi nhuận mà vẫn có thể làm vừa lòng túi tiền của thực khách đến với quán.
Trong kinh doanh muốn tăng lợi nhuận bằng doanh thu là điều không hề đơn giản. Do vậy, hãy luôn tối ưu thật tốt quy trình, tối ưu nhân sự, bố trí ca làm việc hợp lý, tối ưu từng góc ngồi, vị trí vắng khách thì tắt điện và bổ sung thêm nhiều hoạt động để khai thác không gian đó nhằm kiểm soát chi phí tối ưu nhất.
4. Không quản lý được cửa hàng
Hầu hết khi bắt tay vào kinh doanh, các chủ quán thường thiếu kinh nghiệm quản lý và chiến lược phát triển cụ thể. Vậy làm thế nào để quản lý hiệu quả một cửa hàng?- Quản lý nhân viên: Đây là một khâu khá đau đầu của rất nhiều các chủ cửa hàng. Quản lý về con người cần sự tinh tế, khéo léo nhưng không được dễ dãi. Để quản lý nhân viên tốt, người chủ cửa hàng nên dành sự quan tâm xét đến điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên và có những chính sách để động viên, khen thưởng tạo điều kiện cũng như môi trường làm việc lành mạnh để họ phấn đấu.
- Kiểm soát tốt hàng hóa: Anh chị nên quản lý được nguồn doanh thu, lợi nhuận hằng ngày, kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào – ra,... từ đó, đưa ra kế hoạch tổng thể hay rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho những lần nhập hàng tiếp theo.
- Trang trí, thiết kế cửa hàng: Việc sắp xếp và trưng bày sản phẩm sao cho khách hàng thấy ấn tượng và giành được thiện cảm rất quan trọng. Hãy luôn đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để cảm nhận dịch vụ của chính cửa hàng. Bởi không chỉ chất lượng sản phẩm mà những cảm nhận về thiết kế, mùi hương và cảm xúc khi lần đầu tiên trải nghiệm cũng là những yếu tố giúp ghi điểm với khách hàng.
- Nắm bắt được đối tượng khách hàng: Yếu tố tiên quyết giúp xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp.
- Quản lý tài chính: Đây là hoạt động hết sức quan trọng, nếu không quản lý tốt sẽ tăng nguy cơ rủi ro và dễ dẫn đến thất bại.