Vòng Quanh Thế Giới Qua Tách Cà Phê
Cà phê không những là thức uống phổ biến hiện nay trên toàn thế giới mà còn được xem như văn hóa, truyền thống và nghi thức từ xưa đến nay. Mỗi quốc gia có cách pha chế đặc trưng riêng và cũng mang ý nghĩa riêng. Vì vậy, các bạn hãy cùng Milano đi vòng quanh thế giới để tìm hiểu về văn hóa cà phê nhé.
Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish coffee):
Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ được tiêu thụ trên toàn thế giới và cũng là thức uống yêu thich nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Đông Âu.
Cà phê ở đây có lịch sử lâu dài hơn 400 năm, đến nay công thức của loại cà phê này vẫn không thay đổi nhiều. Bột cà phê được nghiền thật nhuyễn, ngâm nước lạnh rồi đun nóng. Sau khi pha, cà phê lại được hâm nóng hai hoặc ba lần, đến khi đặc quánh và có màu đậm thì rót vào tách. Nghệ thuật pha chế thể hiện ở việc tạo lớp bọt dày nổi bên trên tách cà phê.
Bạn cần phải chầm chậm, thư giản để có thể thưởng thức cà phê Thổ Nhĩ Kỳ. Vì cần phải chờ đến khi bọt cà phê lắng xuống thì mới có thể uống được.
Cà phê đá Việt Nam (Vietnamese Ice Coffee):
Cà phê đá Việt Nam trở nên phổ biến trong những năm gần đây và rất được các du khách ưa chuộng. Vì vậy. bạn không nên bỏ qua khi tới Việt Nam. Cà phê rang xay được cho vào dụng cụ pha chế truyền thống gọi là “Phin Cà Phê”, sau đó nước cà phê được cho thêm sữa và đá, tạo ra hương vị đậm đà, ngon tuyệt và mới lạ. Thức uống này được bày bán hầu hết tại đường phố Việt Nam, các bạn có thể ngồi thưởng thức cà phê và ngắm thành phố tươi đẹp này.
Cà phê Thái Lan – Oliang:
Cà phê Oliang hoặc cà phê đá của Thái là một thức uống truyền thống của Thái Lan. Tương tự như Americano nhưng không giống nhau hoàn toàn. Oliang là sự kết hợp của cà phê và các thành phần khác, phụ thuộc vào công thức có thể rang gạo và caramel trước sau đó rang với hạt cà
Cà phê Hong Kong – Yuan Yang (Cà phê và trà):
Yuan Yang là một thức uống yêu thích ở Hồng Kông, là sự kết hợp của cà phê với trà và rất phổ biến ở Hong Kong, Quảng Đông. Yuanyang được những người bán đồ uống trên đường phố Hồng Kông phát minh ra từ giữa thế kỷ 20 với ý tưởng kết hợp âm dương trong một đồ uống.
Cà phê Bồ Đào Nha – Mazagran ( Cà phê chanh):
Bồ Đào Nha, nơi đây đã tìm thấy công thức độc đáo dành cho cà phê. Cà phê tại đây khác biệt với chuẩn mực cà phê của mọi quốc gia trên thế giới khi kết hợp giữa vị đắng thuần túy của hạt cà phê và vị chua của chanh. Công thức phổ biến là cà phê nguyên chất kết hợp với chanh và đường. Sau đó cho vào ly đá và bạn đã có thể cảm nhận sự sản khoái khi thưởng thức cà phê Mazagran.
Cà phê Hy Lạp – Frappé:
Frappé coffee (Greek frappé hoặc Café frappé) là một loại cà phê đá phủ bọt của người Hy Lạp được làm từ cà phê hòa tan. Loại cà phê này là một trong những đồ uống phổ biến nhất ở Hy Lạp, đặc biệt là trong mùa hè, và được gọi là “cà phê quốc gia” của người Hy Lạp. Cách pha cà phê này rất đơn giản, chỉ cần cà phê hòa tan, đường và đá.
Cà phê Thụy Điển – Cà phê trứng:
Scandinavia, nơi đây đã tạo ra món cà phê trứng, phổ biến ở Thụy Điển và Na Uy. Bạn khuấy đều trứng sống với bã cà phê cho đến khi sệt lại, kế tiếp bạn đun sôi với một lượng nhỏ nước và cuối cùng sau khi đun sôi được 3 phút bạn đổ một ít nước lạnh vào để cho bã cà phê và trứng lắng xuống, lọc cà phê và bạn có thể thưởng thức hương vị tuyệt vời của nó.
Cà phê Ireland:
Rượu và cà phê, Cà phê Ireland được phát minh từ những năm 1940, ban đầu dùng để sưởi ấm cho những khách du lịch chưa quen khí hậu giá lạnh nơi đây, sau đó đã trở nên phổ biến và thành thức uống quen thuộc của người dân Ireland. Cà phê Ireland bao gồm cà phê nóng, rượu whisky Ailen, đường và kem tươi đặc trên bề mặt.
Rum Cà phê – Pharisäer (Rum coffee):
Pharisäer, hoặc rum cà phê. Thức uống này có nguồn gốc ở Đức nhưng thục sự bạn có thể thưởng thức nó ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tương tự như cà phê Ireland, bạn chỉ cần sử dụng cà phê nguyên chất, cho thêm đường và sau đó thêm vào một shot rum (hoặc nhiều hơn) phủ kem lên trên và một ít bột ca cao.
Lễ hội cà phê Ethiopia:
Tương tự như lễ hội trà ở nhật Bản, lễ hội cà phê nơi đây được xem là nghi thức, một truyền thống văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác. Để bắt đầu, người phụ nữ sẽ mặc chiếc váy truyền thống và đốt hương để xua đi tà ma. Sau đó, cà phê hạt được rang tại chỗ và xay bằng tay bằng chày và cối, được cho vào loại ấm đất truyền thống có tên là jebena và đặt lên đun sôi. Khi ấm cà phê bắt đầu sôi, cà phê được rót vào từng tách nhỏ để thưởng thức. Theo truyền thống, cà phê Ethiopia thường được uống với đường hoặc muối.
Người Ethiopia coi những nghi lễ cà phê là một cách thắt chặt tình bạn và thể hiện sự tôn trọng. Khi có khách đến nhà, họ có thể tổ chức các tiệc cà phê kéo dài tới vài giờ, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.